Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ hai 28/04/2025 19:38
Tin nóng:
Tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, đã xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
![]() |
Hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp dệt may |
Trong đó, về xuất khẩu, Chính phủ nêu rõ: Chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về chính trị, kinh tế, ngoại giao; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc và các nước đối tác lớn của Việt Nam.
Khai thác hiệu quả cơ hội từ 17 FTA đã ký kết, đặc biệt là EVFTA, RCEP, CPTPP và thúc đẩy đàm phán, ký kết các khuôn khổ hợp tác mới, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các quốc gia mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện; nhanh chóng đàm phán, kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan… để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng.
Đảm bảo tiến độ đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) phiên bản 3.0, đàm phán FTA ASEAN-Canada (ACAFTA), FTA Việt Nam-Khối EFTA và khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt trong nước để Hiệp định có hiệu lực.
Triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại theo định hướng về nhóm thị trường trọng điểm, nhóm mặt hàng ưu tiên theo từng giai đoạn, phù hợp với diễn biến của kinh tế thế giới, tận dụng các cơ hội thị trường quốc tế, trong nước.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn mới của thị trường xuất khẩu; thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện chống bán phá giá.
Thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng khu vực
Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cần thúc đẩy liên kết nhiều bên doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ giữa các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu thông qua liên kết doanh nghiệp. Phấn đấu năm 2025, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt khoảng 55%.
Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu dịch vụ, nhất là tài chính - ngân hàng, hướng tới cân bằng nhập siêu dịch vụ; thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, vận tải, nhất là việc mở rộng vận tải hàng không, vận tải biển. Tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ, ký kết các hiệp định kinh tế số với các nước trong khu vực.
Phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics. Thúc đẩy mở rộng mạng lưới các tuyến vận tải biển chuyên tuyến, triển khai có hiệu quả các Hiệp định vận tải hàng hóa và hành khách qua biên giới.
Tại Báo cáo Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chính phủ nêu rõ, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số; phát triển thương mại điện tử. |