Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ bảy 26/04/2025 18:57
Tin nóng:
Quảng Bình: Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng công nghiệp Phát huy vai trò các khu công nghiệp tại Quảng Bình Miền Trung: Kết nối giao thông từ cửa khẩu đến cảng biển |
Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm
Theo Sở Công Thương Quảng Bình, trong giai đoạn 2018-2024, Sở Công Thương đã chỉ đạo thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tổ chức các gian hàng chung của tỉnh để trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh.
![]() |
Sản phẩm OCOP Quảng Bình thời gian qua được các cấp, các ngành quan tâm tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá (Ảnh: Công Như) |
Đồng thời, việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh vào hệ thống các siêu thị, chuỗi phân phối trong và ngoài tỉnh cũng được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đến nay đã có nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh vào được các siêu thị và cửa hàng bán lẻ như: Nước mắm chay Tuấn Linh, Khoai deo Linh Huệ, Miến sâm Bổ Chính, Mật Ong Tuyên Hóa,
Bánh mè xát Tân An, nước mắm Ngọc Biển…; việc tuyên truyền, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của địa phương trên các môi trường trực tuyến, thương mại điện tử thời gian qua đã phát huy được nhiều hiệu quả rõ rệt.
Các sản phẩm khó khăn trong việc tiêu thụ
Quảng Bình có gần 190 sản phẩm OCOP, thế nhưng hầu hết các đơn vị sản xuất đều gặp khó khăn trong việc mở rộng, cung cấp nguồn hàng lớn đáp ứng các yêu cầu của các nhà phân phối.
Mặc dù ngành chức năng của tỉnh Quảng Bình đã tích cực tìm kiếm nhiều giải pháp, tuy nhiên bài toán này không chỉ từ sự nỗ lực của các ngành chức năng mà các đơn vị sản xuất cũng cần phải bù đắp những chỗ yếu và thiếu để có thể nâng tầm sản phẩm của mình trên thị trường.
Bà Đào Thị Tám– Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, Chế biển Thủy sản Long Tám chia sẻ: “Đơn vị rất muốn sản phẩm OCOP của mình vươn xa, tuy nhiên nơi sản xuất của chúng tôi đang nằm trong nơi dân cư do đó khó khăn trong sản xuất và chế biến, muốn mở rộng cơ sở sản xuất thì phải có mặt bằng lớn mới sản xuất có sản lượng nhiều để vươn ra thị trường”.
Ông Phạm Đức Tuyên, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho hay: “Đối với người tiêu dùng, chúng tôi thích tiêu dùng hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Bình sản xuất cá nhân tôi chưa quan tâm nhiều bởi vì chưa nghe quảng cáo, quảng bá cho người dân hiểu, như tôi là cán bộ về hưu mà cũng chưa hiểu sản phẩm OCOP tại Quảng Bình như thế nào”.
Chị Trần Thị Kim Liên – thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình chia sẻ: "Nếu muốn người tiêu dùng ở Quảng Bình hiểu rõ hơn về sản phẩm OCOP thì mình tăng cường về công tác truyền thông. Đối với sản phẩm OCOP cần có nhiều gian hàng OCOP của Quảng Bình riêng để mọi người tập trung chú ý và sẽ lựa chọn sản phẩm đó nhiều hơn".
![]() |
Nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm OCOP Quảng Bình vươn xa (Ảnh: Kiều Anh) |
Ông Dương Thảo – Phó Giám đốc Siêu thị Co.op mart Quảng Bình chia sẻ: “Các sản phẩm OCOP chưa mạnh so với các thương hiệu lớn, do nguồn lực đầu tư về truyền thông, market ting cũng như là các chương trình về khuyến mại, kích cầu để khách hàng biết nhiều hơn sản phẩm OCOP".
Ông Nguyễn Quốc Tuấn– Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: "Thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tham mưu cho tỉnh ban hành kế hoạch 493 ban hành kế hoạch “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2025 – 2030, đó là những chương trình kế hoạch ban hành, còn trong đó chúng tôi ưu tiên tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng vùng miền gắn với sản phẩm OCOP để tạo ra các nét đặc trưng riêng của sản phẩm OCOP tại Quảng Bình".
Ông Phan Hoài Nam – Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cho hay: “Để tạo ra thế mạnh của địa phương trong các mặt hàng OCOP nói chung thì cơ quan quản lý nhà nước đã phối hợp, tư vấn các cơ sở kinh doanh trên địa bàn các thế mạnh của tỉnh như mặt hàng về thủy hải sản, các nông sản liên quan đến dược liệu và có một số liên quan đến mặt hàng có đặc thù của địa phương và làng nghề truyền thống như nón lá, như là các sản phẩm phục vụ khách du lịch và một giải pháp tiếp theo bên cạnh mà tập trung cho hai giải pháp trên thì chúng tôi tập trung vào các hội nghị kết nối cung cầu rồi các hội chợ triển lãm, các chương trình trên truyền hình, báo đài để đưa đến giới thiệu cùng với thị trường".
Hướng đi nào cho các sản phẩm OCOP của Quảng Bình vẫn đang là bài toán khó của các các đơn vị sản xuất và chính quyền địa phương. Đây cũng là bài toán cần lời giải cho các sản phẩm OCOP Quảng Bình mà địa phương này đặt ra trong thời gian tới.