Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 05/11/2024 17:38
Tin nóng:
Xuất khẩu hồ tiêu chưa thể chạm mốc tỷ USD Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm hơn 84% |
Sự sụt giảm này cho thấy giá hồ tiêu toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, chủ yếu đến từ nguồn cung dồi dào và tình hình kinh tế khó khăn của các quốc gia nhập khẩu lớn.
Indonesia, một trong những nhà sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới, đã bắt đầu vào vụ thu hoạch chính từ tháng 7. Lượng hồ tiêu dồi dào được đưa ra thị trường đã tạo ra áp lực giảm giá đáng kể. Theo dự báo, sản lượng hồ tiêu của Indonesia năm 2024 sẽ đạt 85.000 tấn, tăng 5% so với năm trước.
Tương tự, tại Ấn Độ, việc thu hoạch hồ tiêu ở các khu vực phía Nam đã hoàn tất, dẫn đến tình trạng tồn kho cao và giá tiếp tục giảm. Sản lượng tiêu của Ấn Độ dự kiến đạt khoảng 60.000 tấn trong niên vụ 2023-2024, tăng khoảng 6% so với năm trước. Nguồn cung dồi dào từ hai “ông lớn” này đang gây áp lực không nhỏ lên thị trường tiêu toàn cầu.
Sau nhiều tuần giữ vững đà tăng, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Ảnh: Labucatarie |
Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc, một trong những thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024. Tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng giảm và áp lực về dự trữ ngoại hối đã tác động tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc. Điều này gián tiếp làm giảm nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu, gây thêm áp lực lên giá cả. Với việc các doanh nghiệp ưu tiên các mặt hàng thiết yếu hơn là các mặt hàng như hồ tiêu, tiêu dùng của người dân trở nên thận trọng hơn. Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 7 ngày, từ ngày 1 đến ngày 7/10 được nhiều địa phương Trung Quốc tận dụng để kích cầu tiêu dùng, du lịch. Đất nước tỷ dân này tận dụng Tuần lễ vàng để khai thác thị trường nội địa rộng lớn. Chính vì vậy, trong thời gian này các mặt hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bị giảm đi và hồ tiêu cũng không phải là ngoại lệ.
Sự tăng giá của đồng USD trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng gây áp lực lên giá hồ tiêu của các nước xuất khẩu. Khi đồng USD mạnh lên, các loại tiền tệ khác yếu đi, làm giảm sức mua của các quốc gia nhập khẩu, từ đó tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế. Tình hình kinh tế toàn cầu không ổn định, với lạm phát cao và lãi suất tăng, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang được quan ngại. Các nhà nhập khẩu hồ tiêu hành động thận trọng, giảm mua hàng để tránh rủi ro, làm giảm nhu cầu và giá tiêu.
Ngoài ra, các thị trường truyền thống của Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn hồ tiêu trong 9 tháng qua và không mua thêm, chờ đợi diễn biến của thị trường. Kho dự trữ của các nhà đầu tư lớn giảm, nhưng nhu cầu dự kiến tăng từ Trung Quốc và châu Âu vào cuối năm, có thể làm giá tiêu toàn cầu tăng trong thời gian ngắn.
Sự sụt giảm giá hồ tiêu hiện nay là kết quả của sự tổng hợp nhiều yếu tố phức tạp, từ tình hình kinh tế vĩ mô đến tâm lý thị trường. Để đối phó với những biến động này, các nhà sản xuất hồ tiêu cần có những chiến lược kinh doanh linh hoạt, đa dạng hóa thị trường và tìm kiếm các kênh phân phối mới. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp để giúp người nông dân ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập.
Theo nhận định của các chuyên gia nông nghiệp, thị trường hồ tiêu thường xuyên có biến động lớn. Thay vì mở rộng diện tích, bà con nên đầu tư thêm vào phân bón hữu cơ, thuốc sinh học kích thích rễ… để cây phát triển tốt hơn.
Đồng thời tìm kiếm các giải pháp canh tác thân thiện với môi trường, như thế không chỉ giúp cây trồng phát triển bền vững mà còn góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị nông sản trên thị trường.
Cập nhật mới nhất giá tiêu hôm nay (12/10) trong khoảng 144.000 - 146.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Đây là ngày giảm liên tiếp tứ 2 của thị trường trong nước. Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 146.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu được thu mua với mức 145.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu ở mức 145.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu ở mức 145.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu ở mức 144.000 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 144.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.711 USD/tấn, giảm 0,33%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.750 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 8.800 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok 8.974 USD/tấn, giảm 0,32%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.200 USD/tấn. Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.850 USD/tấn. IPC đã điều chỉnh giảm đồng loạt 300 USD/tấn với giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam. Sau nhiều tuần giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giữ ổn định trên thị trường thế giới đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Qua đó, cho thấy giá tiêu thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức. Sản lượng năm 2024, các nước Indonesia và Ấn Độ đều dự kiến sản lượng tăng 5-6% so với năm trước. Nguồn cung hồ tiêu dồi dào trên thị trường có thể tiếp tục gây áp lực giảm giá. |