Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 12/12/2024 19:35
Tin nóng:
Nhập khẩu cao su: Tăng vọt có đáng lo? Nhập khẩu cao su từ Campuchia tăng mạnh gần 57% |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su về Việt Nam trong tháng 10 đạt hơn 187 nghìn tấn với trị giá hơn 320 triệu USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với tháng 9. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm sản lượng cao su nhập khẩu vượt 1,4 triệu tấn, trị giá hơn 2,2 tỷ USD, tương ứng mức tăng lần lượt là 8,9% và 30,1%.
Campuchia là nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Việt Nam với hơn 649.000 tấn, trị giá 802 triệu USD. Mặc dù lượng nhập khẩu giảm 7%, giá trị tăng 22%, đạt trung bình 1.235 USD một tấn, tăng 31% so với năm trước. Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt đứng thứ hai và ba, với trị giá 316 triệu USD và 261 triệu USD, giá bình quân từ 1.734 đến 1.962 USD một tấn.
Campuchia là nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Việt Nam. Ảnh: Phan Thắng |
Xét về thị trường, láng giềng Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với hơn 649 nghìn tấn, trị giá hơn 802 triệu USD, giảm nhẹ 7% về lượng nhưng tăng mạnh 22% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân 1.235 USD/tấn, tăng 31%.
Đứng thứ 2 là Trung Quốc với hơn 161 nghìn tấn, trị giá hơn 316 triệu USD, tăng mạnh 39% về lượng và tăng 44% về trị giá so với 10T/2023. Giá bình quân tăng 4%, tương đương 1.962 USD/tấn.
Hàn Quốc là nhà cung cấp đứng thứ 3 với trị giá hơn 261 triệu USD, tương đương hơn 151 nghìn tấn, tăng 25% về lượng và tăng 29% về trị giá. Giá bình quân tăng tương tự Trung Quốc, tương ứng 1.734 USD/tấn.
Cây cao su là cũng là loại cây xuất khẩu chính của Việt Nam, mang về kim ngạch hàng triệu USD mỗi năm. Mủ cao su được ví như là “vàng trắng” bởi mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nước ta hiện là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ 3 thế giới, chiếm 17,4% tổng thương mại cao su toàn cầu. Do đó, Việt Nam đã và đang trở thành “công xưởng” chế biến và xuất khẩu cao su ở châu Á.
Hiện diện tích cao su của Việt Nam khoảng 940.000 ha, sản lượng mủ hàng năm khoảng 1,3 triệu tấn, chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu chế biến. Do đó phải nhập khẩu cao su nguyên liệu để phục vụ chế biến ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sau đó xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, giá cao su liên tục tăng bởi căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đã đẩy giá dầu tăng lên.
Trong khi giá cao su luôn biến động cùng chiều với giá dầu, do cao su nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ, khi giá cao su nhân tạo tăng sẽ kéo giá cao su thiên nhiên tăng lên. Nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến chỉ tăng trưởng bình quân khoảng 1-3%/năm trong giai đoạn 2024- 2025.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ ba toàn cầu, chiếm 17,4% thị phần. Trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt gần 2,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành cao su vẫn cho thấy sức mạnh cạnh tranh nhờ vào năng lực sản xuất và các chiến lược đổi mới, như phát triển tín chỉ carbon từ cây cao su và ứng dụng công nghệ xanh.